Đồng hành cùng các bạn học sinh trong kỳ thi đánh giá năng lực, hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết nội dung trọng tâm đánh giá năng lực môn Toán. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những lưu ý giúp các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao hơn. Cùng bắt đầu ngay!
Xem thêm:
Bộ đề thi thử toán thpt quốc gia 2024
Kiến thức đề thi đánh giá năng lực môn Toán
Phần Tư duy định lượng
Phần tư duy định lượng gồm tổng cộng 50 câu hỏi, trong đó:
- 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan 4 đáp án (lựa chọn đáp án chính xác nhất).
- 15 câu hỏi dạng điền số (Điền số nguyên dương, số nguyên âm và phân số dạng a/b).
Phân bổ cấp độ nhận thức trong đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (tham khảo):
- Nhận biết – Thông hiểu chiếm khoảng 50-60%
- Vận dụng và Vận dụng cao chiếm khoảng 40-50%
Phạm vi kiến thức:
Kiến thức Toán trong phần tư duy định lượng khá đa dạng, bao gồm toàn bộ nội dung của chương trình THPT và không tập trung mạnh vào kiến thức của lớp 10, 11 hay 12. Cụ thể:
- Lớp 10 chiếm khoảng 10-15%: Bao gồm Phương trình – Hệ phương trình, Bất đẳng thức – Bất phương trình, Hàm số – Đồ thị, Thống kê, Hình học Oxy.
- Lớp 11 chiếm khoảng 20-25%: Bao gồm Lượng giác, Tổ hợp – Xác suất, Dãy số – Cấp số cộng – Cấp số nhân, Giới hạn, Đạo hàm, Quan hệ song song trong không gian, Quan hệ vuông góc trong không gian.
- Lớp 12 chiếm khoảng 60-70%: Bao gồm tất cả các chuyên đề của lớp 12.
Phần Toán học, Tư duy logic và Phân tích số liệu
Phần Tư duy Toán học, Logic và Phân tích số liệu bao gồm tổng cộng 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, được phân chia như sau:
- Toán học: 10 câu hỏi
- Tư duy logic: 10 câu hỏi
- Phân tích số liệu: 10 câu hỏi
Phân bổ cấp độ nhận thức trong đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (tham khảo):
- Nhận biết chiếm khoảng 10-15%
- Thông hiểu – Vận dụng chiếm khoảng 70-75%
- Vận dụng cao chiếm khoảng 15%
Phạm vi kiến thức:
- Toán học: Bao gồm Phương trình – Hệ phương trình, Bài toán tối ưu, Tổ hợp – Xác suất, Ứng dụng đạo hàm khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, Hàm số lũy thừa – Hàm số mũ – Hàm số logarit, Nguyên hàm, Số phức, Thể tích khối đa diện, Phương pháp tọa độ trong không gian.
- Tư duy logic: Bao gồm các câu hỏi tư duy logic nằm ngoài chương trình THPT.
- Phân tích số liệu: Bao gồm các câu hỏi về bảng số liệu, biểu đồ nằm ngoài chương trình THPT.

Đề cương ôn thi đánh giá năng lực môn Toán
Toán học THPT:
Lớp 10 (10-15%):
- Phương trình – Hệ phương trình
- Bất đẳng thức – Bất phương trình
- Hàm số – Đồ thị
- Thống kê
- Hình học Oxy
Lớp 11 (20-25%):
- Lượng giác
- Tổ hợp – Xác suất
- Dãy số – Cấp số cộng – Cấp số nhân
- Giới hạn
- Đạo hàm
- Quan hệ song song trong không gian
- Quan hệ vuông góc trong không gian
Lớp 12 (60-70%):
- Phương trình – Hệ phương trình
- Bài toán tối ưu
- Tổ hợp – Xác suất
- Ứng dụng đạo hàm khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
- Hàm số lũy thừa – Hàm số mũ – Hàm số logarit
- Nguyên hàm
- Số phức
- Thể tích khối đa diện
- Phương pháp tọa độ trong không gian
Ngoài ra, các bạn cũng cần tìm hiểu các đề thi/ đề cương liên quan đến các câu hỏi tư duy logic nằm ngoài chương trình THPT và các câu hỏi về phân tích số liệu.
Tải bộ đề đánh giá năng lực môn toán PDF
Nếu mọi người quan tâm đề 1 đánh giá năng lực môn toán file pdf mọi người có thể tải tại đây.
Ôn thi đánh giá năng lực môn Toán cần lưu ý gì?
Phần Tư duy định lượng
- Phương pháp ôn thi Tư duy định lượng:
- Hệ thống hóa đề cương: Xác định một kế hoạch học tập hợp lý, ghi chú lại các lỗi thường gặp trong quá trình học. Không bỏ lỡ các phần kiến thức bổ sung trong sách và chương trình nâng cao, bởi những phần này thường có tính vận dụng cao và thường xuất hiện trong đề thi.
- Tài liệu tham khảo: Tìm hiểu các tài liệu ôn thi đánh giá năng lực bên ngoài và tham khảo các đề minh họa từ năm 2023. Khi gặp phải các câu hỏi khó, không nên bỏ qua mà cần tạm dừng, thử làm để tích lũy kinh nghiệm xử lý các câu hỏi tư duy logic.
- Tham khảo đề thi: Có thể tham khảo các đề thi minh họa Đánh giá năng lực Hà Nội và tham gia thi thử.
- Kỹ năng làm bài:
- Phân bổ thời gian hợp lý: Đề thi gồm 50 câu hỏi trong 75 phút, với lượng kiến thức rộng lớn. Cần kiểm soát thời gian làm bài tốt. Đọc nhanh đề bài và ưu tiên làm các câu dễ trước.
- Xử lý câu hỏi tư duy logic: Cần làm quen với dạng câu hỏi tư duy logic, thường yêu cầu tìm kiếm quy luật và tính chất. Để phản xạ nhanh chóng, học viên cần nắm vững lý thuyết và tích lũy kinh nghiệm qua các đề thi.
Phần Toán học, Tư duy logic và Phân tích số liệu
1.Phương pháp ôn thi Toán học, Tư duy logic và Phân tích số liệu:
- Toán học: Trong 10 câu hỏi, chủ đề Phương trình – Hệ phương trình và Bài toán tối ưu cần tìm tài liệu bổ sung. Các chủ đề khác cần chú trọng Thông hiểu – Vận dụng, học theo kiến thức trường.
- Tư duy logic và Phân tích số liệu: Không có trong chương trình học, nên tìm câu hỏi mẫu trên Internet hoặc sách tham khảo.
- Kỹ năng làm bài:
- Toán học: Đây không phải là các câu hỏi khó, hãy làm nhanh chóng và sử dụng máy tính để tính toán nhanh chóng.
- Tư duy logic: Đọc kỹ và tóm tắt đề bài, tìm quy luật và sử dụng các phương pháp loại trừ đáp án, chia các trường hợp và sử dụng phương pháp lập bảng.
- Phân tích số liệu: Đọc kỹ giả thiết và yêu cầu của đề, cẩn thận trước những câu hỏi có thể “đánh lừa”.
Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp các bạn có những định hướng tốt trong việc ôn tập nội dung đánh giá năng lực môn Toán. Chúc các bạn đạt kết quả cao!
Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !
Discussion about this post