Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một lễ hội của quê hương lớp 5 hay để học sinh tham khảo làm bài tập về nhà. Đây đều là những đoạn văn ngắn gọn nêu được tình cảm và cảm xúc của các em khi chứng kiến các lễ hội ở quê hương mình. Mời các em tham khảo:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một lễ hội của quê hương
Đền Hùng
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Từ hào là một người con đất Tổ. Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, em lại háo hức cùng gia đình trở về quê đi xem lễ hội đền Hùng. Đây là một dịp lễ được nhằm tưởng nhớ công ơn các vua Hùng khi xưa đã có công dựng nước và giữ nước. Bởi lẽ ấy mà lễ hội được tổ chức vô cùng trang trọng và quy mô. Đặt chân tới nơi đây đã thấy hàng nghìn du khách thập phương trở về để tham dự. Không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt và thiêng liêng. Ai tới cũng thể hiện lòng thành kính bằng cách dâng hương. Em cảm thấy được lòng thành kính của người dân ta vô cùng rõ nét khi nhìn thấy dòng người đông đúc, nô nức hành hương về đền Hùng. Các hoạt động văn hoá truyền thống hay giải trí được diễn ra vô cùng sôi động. Rước kiệu, dâng hương thì trang nghiêm. Cùng với đó là kéo co, hát xoan,…. Điệu xoan vừa có sự trang nghiêm, thong thả vừa có những điệu rượt đuổi khoẻ mạnh mà duyên dáng trữ tình. Ấn tượng nhất với em phải kể đến đó là tiếng trống đồng vang vọng mang nét cổ xưa, hào hùng như nhắc ta nhớ về cội nguồn và dòng lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Lễ hội đền Hùng diễn ra với ý muốn nhắc nhở thế hệ hiện nay và mai sau về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”. Em vô cùng tự hào, xúc động khi hằng năm được trở về nơi đây để tỏ bày sự nhớ ơn trước công lao to lớn mà các vị vua Hùng để lại.
Xem thêm: Bài văn tả lễ hội ngắn gọn

Chùa Hương
“ Trong làn nước nhẹ mọc rong xanh
Như gấm mơ hồ dưới thuỷ tinh,
Chèo khoả, chèo lên, chèo lại khoả,
Thuyền đi trên vạn sắc màu xinh.”
Nếu ai chưa từng đặt chân đến chùa Hương thì cũng thật khó để cảm nhận hết vẻ đẹp của chốn linh thiêng ấy khi chỉ đọc bốn câu thơ này của Xuân Diệu. Mở hội từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch, lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương tới tham gia. Năm nay đã là năm thứ năm em được cùng mẹ và các anh chị nhà ngoại tới với chốn thơ mộng, diễm lệ và đầy linh thiêng này. Chuyến đi bắt đầu bằng việc đi đò qua dòng suối Yến để tới đền Trình, sau đó tới với động Hương Tích, đền Cửa Võng, chùa Giải Oan và cuối cùng là động Tuyết Sơn. Ngồi đò qua dòng sông Yến khiến em cảm thấy vô cùng bình yên và thư thái, ngắm nhìn những ngọn núi đá vôi xung quanh cũng vô cùng thích thú. Còn khi bước đến động Hương Tích, em vẫn rất trầm trồ với những khối đá vôi, thạch nhũ trong đó. Chúng được thiên nhiên chạm khắc quá hàng nghìn năm tạo nên các hình thù vô cùng đặc biệt. Sau khi trải nghiệm hết các khu vực tâm linh thì gia đình em bắt đầu đi thăm quan các khu vực bán hàng tại nơi đây. Tại các gian hàng bày bán rất nhiều đặc sản, loại nào cũng hấp dẫn cả về hình thức lẫn hương vị. Dạo một hồi đến 13h thì em và mọi người quay lại bến xe để trở về nhà. Chuyến đi đã đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và mong rằng những năm tiếp theo em sẽ lại được đến để trải nghiệm những điều mới mẻ, tươi đẹp nơi đây.

Lễ hội đua thuyền
Quê em hàng năm vào tháng 4, 5 dương lịch sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền vô cùng lớn. Mỗi đội thi sẽ bao gồm từ 22 đến 26 người. Không khí lễ hội vô cùng sôi động và náo nhiệt. Những con thuyền có thiết kế đầu rồng và có màu sắc rất bắt mắt. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ âm vang khắp nơi. Lòng em cũng hồi hộp theo từng nhịp chèo của các tay đua. Những tay đua có cơ thể khỏe khoắn, cánh tay săn chắc, uyển chuyển. Từng nhịp chèo đều rất dứt khoát và nhanh chóng. Chỉ 7 đến 15 phút sau khi tiếng còi báo hiệu bắt đầu cất lên thì đã có đội thi về đích. Tiếng vỗ tay của mọi người vang dội, ai cũng niềm nở hân hoan. Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên ở quê em và từ lâu đã trở thành một nét văn hoá độc đáo. Em cảm thấy vô cùng tự hào và thích thú trước nét đẹp văn hoá truyền thống này của quê hương.

Lễ hội chọi trâu
Quê em ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hằng năm, cứ vào ngày 9 tháng 8 âm lịch thì nơi đây lại tổ chức lễ hội chọi trâu như một nhằm thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển. Lễ hội thu hút được rất nhiều người tới xem . Ai đến đây đều cảm thán với không khí sôi động và nhộn nhịp. Người dân đã chuẩn bị cho lễ hội rất công phu và chu đáo. Em cảm thấy vô cùng phấn khích trước sự nhộn nhịp của lễ hội. Khi có một chú trâu chiến thắng, em và mọi người xung quanh đều vô cùng vui mừng và hò reo thật lớn. Là một tập tục cổ và từ lâu lễ hội đã trở một nét văn hoá truyền thống độc đáo của người dân nơi đây. Hơn hết, lễ hội còn được công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Thật đáng tự hào biết bao!
Lễ hội thả diều
Lễ hội thả diều ra tại bờ biển tình Phần Thiết đã thu rất nhiều du khách tới tham gia. Hôm đó là nghỉ lễ 30/4- 1/ 5 nên em đã được ba mẹ thưởng cho một chuyến du lịch tới đó. Lễ hội diễn ra vô cùng náo nhiệt và sôi động khiến em cảm thấy rất hào hứng. Trên bầu trời là hàng ngàn con diều với đủ màu sắc rực rỡ. Em thấy vô cùng sáng khoái và tự do khi được thả diều. Ai cũng thích thú và nở nụ cười giòn tan khi ngắm nhìn hàng ngàn chiếc diều trên trời. Chuyến đi là một kỉ niệm đẹp đối với em và mong rằng vào ngày không xa em sẽ lại được đến với thành phố biển tươi đẹp này!
Đền Trần
Trước khi bước vào năm học mới, em được cha mẹ cho về quê để tham gia lễ hội đền Trần. Tổ chức vào tháng 8, lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương. Không khi hội vô cùng náo nhiệt. Mới từ sáng sớm, lễ rước đã được diễn ra rất trang nghiêm. Cùng với đó là các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn. Lễ hội được tổ chức nhằm kính lễ tưởng nhớ, tri ân công lao của các Vua Trần và Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Mỗi dịp về đây tham dự lễ, em đều cảm thấy biết ơn và tự hào vô cùng trước dòng lịch sử hào hùng mà những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba khi xưa.
Đừng quên tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi và tài liệu các bạn nhé !
Discussion about this post