Đề ôn thi cuối HK1 môn KHTN lớp 7 đề 1 mới nhất kèm đáp án chi tiết bao gồm 30 câu hỏi thuộc 3 môn Hóa học, Sinh học và Vật lý. Bộ đề gồm đa dạng câu hỏi từ nhận biết đến vận dụng cao, hỗ trợ học sinh ôn tập kỹ lưỡng.
Ngoài ra, Tailieuhoctap.edu.vn cũng hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi khó dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Xem thêm: Bộ đề thi văn cuối kì 1 lớp 7
Đề ôn thi cuối HK1 môn KHTN lớp 7 đề 1
Đáp án
Hướng dẫn một số câu hỏi chi tiết trong đề thi
Câu 5 trong đề ôn thi cuối HK1 môn KHTN lớp 7 đề 1
Dựa theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo:
Electron sẽ được sắp xếp lần lượt vào từng lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.
Mỗi lớp sẽ có số electron tối đa xác định.
Hướng dẫn giải:
Nguyên tử Nitơ có số proton bằng 7 => Số electron cũng bằng 7.
Ta sắp xếp các electron từ hạt nhân ra ngoài:
- Lớp 1: Có tối đa 2 electron nên nguyên tử có 2 electron lớp thứ nhất .
- Lớp 2: Có tối đa 8 electron nên nguyên tử sẽ có 5 electron ở lớp thứ hai.
Vậy, số electron trong các lớp vỏ của nguyên tử viết từ trong ra lớp ngoài sẽ lần lượt là 2, 5.
Câu 8:
Dựa trên lý thuyết:
- Nguyên tố hóa tập hợp những nguyên tử cùng số proton.
- Tổng số hạt mang điện trong một nguyên tử bằng E + P.
- Khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị amu bằng P + N.
Dựa vào lý thuyết, ta tính được:
- Tổng số hạt của X1 = 8 + 9 + 8 = 25 hạt.
- Tổng số hạt mang điện của X1 = 8 + 8 =16 hạt.
- Khối lượng nguyên tử của X1 = 8 + 9 = 19
- Tổng số hạt của X2 = 8 + 8 + 8 = 24 hạt.
- Tổng số hạt mang điện của X2 = 8 + 8 =16 hạt.
- Khối lượng nguyên tử của X2 = 8 + 8 =16
- Tổng số hạt của X3 = 6 + 6 + 6 =18 hạt.
- Tổng số hạt mang điện của X3 = 6 + 6 =12 hạt.
- Khối lượng nguyên tử của X3 = 6 + 6 = 12
Vậy suy ra,
- Đáp án A đúng vì X1 và X2 đều có cùng số proton.
- Đáp án B sai vì nguyên tử X1, X2 và X3 có số hạt mang điện là 16, 16 và 12.
- Đáp án C sai vì số lượng nguyên tử của X1, X2 và X3 tính theo đơn vị amu lần lượt là 17, 16 và 12.
- Đáp án D sai vì tổng số hạt của nguyên tử X2 nhỏ hơn so với X1.
Câu 9:
Dựa theo công thức, ta có:
- Tổng số hạt = 2P + N.
- Tổng số hạt mang điện = P + E = 2P.
- Số hạt không mang điện = N.
- Dựa vào số lớp e, ta sẽ biết được chu kỳ của nguyên tố.
- Dựa vào số lớp e ngoài cùng, ta sẽ biết được nguyên tố đó thuộc nhóm nào.
- Dựa vào vị trí, ta sẽ biết được nguyên tố là kim loại hay phi kim.
Hướng dẫn giải:
Ta có, tổng số hạt của M = P + N + E = 2P + N = 18
Vì số hạt mang điện của M gấp đôi số hạt không mang điện
=> E + P = 2N
=> 2P = 2N
=> P = N
Từ những dữ kiện trên, suy ra 3P = 18 => P = 6.
Với nguyên tố nằm trong 20 nguyên tố đầu tiên, lớp đầu tiên có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e.
Mặt khác, M có 6 e => M có 2 lớp electron => M thuộc chu kỳ 2.
=> M có 4e ở lớp ngoài cùng => M thuộc nhóm IVA => M là phi kim.
Trên đây là đề ôn thi cuối HK1 môn KHTN lớp 7 đề 1 kèm lời giải chi tiết giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Hy vọng tài liệu này sẽ là nguồn tài nguyên hữu ích giúp các bạn học tập và đạt kết quả tốt nhất.
Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !
Discussion about this post