Câu bị động là kiến thức ngữ pháp chúng ta rất thường xuyên gặp trong quá trình học Tiếng Anh của mình. Vậy câu bị động có những dạng nào? Nó được sử dụng ra sao? Câu bị động có rất nhiều dạng ở các thì khác nhau trong ngữ pháp Tiếng Anh. Hôm nay Tài liệu học tập sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về câu bị động thì hiện tại đơn trong Tiếng Anh chi tiết nhất. Cùng khám phá dưới bài viết này nhé!
Phân biệt câu chủ động và câu bị động thì hiện tại đơn
Câu chủ động
Là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể được nhắc đến tự thực hiện hành động.
Công thức thì hiện tại đơn: S + V(s/es) + O
Ví dụ:
Hoa studies hard English. ( Hoa chăm chỉ học tiếng Anh.)
=> Chủ thể được nhắc đến trong câu này là Hoa, tự thực hiện hành động của mình là chăm chỉ học Tiếng Anh)
Câu bị động
Là câu mà chủ thể là người hay vật chịu tác động của hành động, được sử dụng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó.
Ví dụ:
My friend is bitten by a dog. ( Bạn tôi bị chó cắn.)
=> Chủ thể trong câu này là ” my friend” chịu tác động của hành động trong câu này là “bị chó cắn”
Cấu trúc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động thì hiện tại đơn
Cấu trúc:
Câu chủ động: S + V(s/es) + O
Câu bị động: S+ is/am/are + VpII + (by + O)
Bước 1: Cần xác định các thành phần trong câu: Chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ.
Bước 2: Đưa tân ngữ trong câu chủ động lên đầu làm chủ ngữ trong câu bị động
Bước 3: Xác định dạng của chủ ngữ trong câu bị động là số ít hay số nhiều, đếm được hay không đếm được để chia động từ
Bước 4: Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là xác định thì chuyển thành tân ngữ trong câu bị động rồi thêm “by” phía trước nó. Nếu không xác định (them, people,…) có thể bỏ qua.
Ví dụ:
My mother grows coffee in Dak Lak province. ( Mẹ tôi trồng cà phê ở tỉnh đắk lắk)
=> Coffee is grown in Dak Lak province by my mother. ( Cà phê do mẹ tôi trồng ở tỉnh Đăk Lăk.)
Lưu ý:
Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động ở thì hiện tại đơn, bạn cần chú ý:
- Nếu câu chủ động có hai tân ngữ, chúng ta có 2 cách chuyểnCâu chủ động: S + V + Oi + Od=> Câu bị động 1: S + be + P2 + Od=>Câu bị động 2: S + be + P2 + giới từ + Oi
Ví dụ:
My mother gives me a gift today. (Mẹ tôi gửi quà cho tôi hôm nay.)
=> (1) I am given a gift today.
(2) A gift is given to me by my mother today
- Nội động từ chúng ta không chia chúng ở dạng bị động: die, disappear, wait, cry, hurt,…
Ví dụ:
Jelly’s wait for me a long time. ( Jelly đợi tôi rất lâu)
Lời kết
Như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức về câu bị động thì hiện tại đơn chi tiết nhất được chọn lọc bởi Tài liệu học tập. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học Tiếng Anh của mình
Hãy theo dõi Tài liệu học tập để biết thêm nhiều kiến thức hay về Tiếng Anh nhé!
Discussion about this post