Nghị luận xã hội là những bài văn mà các em học sinh bắt đầu làm quen từ lớp 7 cho đến hết lớp 12. Đây là dạng bài văn gần gũi với đời sống xã hội và sẽ xuất hiện trong các đề thi học kì , đề thi cấp 3, đề thi hsg đề thi thpt…. Chính vì vậy, mỗi em học sinh cần rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận xã hội để nâng cao điểm số. Trong bài viết này, Tài Liệu Học Tập sẽ giải đáp tất tần tật về văn nghị luận xã hội là gì, cách viết bài bài văn và các dạng bài văn NLXH thường gặp và bổ sung 50 bài văn mẫu nghị luận xã hội để các em tham khảo:
Nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận xã hội là một hình thức viết văn trong đó người viết trình bày, phân tích, và bình luận về các vấn đề thuộc về xã hội, đạo đức, lối sống, tư tưởng hoặc các giá trị nhân văn. Bài nghị luận xã hội không chỉ đòi hỏi người viết phải nắm vững kiến thức về vấn đề được bàn luận mà còn cần có kỹ năng lập luận, giải thích chặt chẽ, logic và thuyết phục.
Các em có thể hiểu đơn giản hơn đây là dạng văn yêu cầu người đọc, viết về 1 vấn đề xã hội đang tồn tại ngày nay. Khác với nghị luận văn học khi cần phân tích viết về 1 tác phẩm, tác giả trong sách giáo khoa, văn nghị luận xã hội yêu cầu kỹ năng đưa ra dẫn chứng sau đó lập luận, chứng minh và giải thích vấn đề.
Các dạng bài văn nghị luận xã hội thường gặp
Có 2 dạng bài văn nghị luận xã hội mà các em học sinh thường gặp trong chương trình THPT đó là nghị luận về hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý.
Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống là một chủ đề nghị luận tập trung vào các hiện tượng, sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày. Nó có thể bao gồm những vấn đề nổi cộm trong xã hội như môi trường, lối sống, đạo đức, văn hóa, hay những xu hướng trong cộng đồng. Mục tiêu là phân tích, đánh giá các hiện tượng này để rút ra bài học hoặc cảnh báo cho xã hội. Những hiện tượng đời sống là có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống con người.
Một số ví dụ dạng đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống
- Hiện tượng sống ảo của giới trẻ
- Hiện tượng nghiện game
- Tình trạng bạo lực học đường
- Tấm gương em A nhà nghèo vượt khó học giỏi đỗ thủ khoa
- Hành động bất chấp hiểm nguy cứu người trong lúc hoả hoạn
Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí
Nghị luận về tư tưởng đạo lý là một dạng nghị luận xã hội, trong đó người viết tập trung vào việc phân tích, bình luận, và đánh giá các giá trị tư tưởng, đạo đức, hay nguyên tắc sống của con người. Những tư tưởng, đạo lý này có thể là những quan điểm triết lý về cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức, hoặc những giá trị truyền thống văn hóa được xã hội coi trọng.
Ngoài những tư tưởng tốt được cha ông ta đúc kết ngàn đời, xu hướng đề văn hiện nay là những tư tưởng bị lệch lạc, biến chất của 1 bộ phận xã hội mà cần phê phán, điều chỉnh.
Ví dụ dạng đề văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Uống nước nhớ nguồn
- Lòng biết ơn
- Tinh thần yêu nước
- Lòng dũng cảm
- tình yêu thương
- Ích kỷ, vô cảm
- Khôn lỏi
Cách viết bài văn nghị luận xã hội với 5 bước đạt điểm 10
Thông thườngmột bài văn nghị luận luận xã hội sẽ yêu cầu các em viết khoảng 200 từ về một vấn đề nào đó. Sau đây là cách viết bài văn nghị luận xã hội với 5 bước mà được nhiều học sinh giỏi áp dụng để đạt điểm 10. Mời các em tham khảo cấu trúc dưới đây:
Xác định đề bài văn
- Hiểu rõ yêu cầu của đề bài: Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lý? Có những khía cạnh nào cần phân tích?
- Xác định vấn đề trọng tâm cần nghị luận.
Lập dàn bài văn nghị luận xã hội
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
- Giải thích khái niệm hoặc hiện tượng.
- Phân tích các khía cạnh của vấn đề (nguyên nhân, hậu quả, vai trò, ý nghĩa…).
- Đưa ra dẫn chứng thực tế để minh họa cho luận điểm.
- Bình luận, đánh giá vấn đề.
- Kết bài: Tóm tắt lại những ý chính và đưa ra nhận xét, bài học hoặc lời khuyên.
Viết mở bài
- Mở bài cần ngắn gọn, nêu bật vấn đề cần nghị luận, nên có trích dẫn cụ thể để tạo hứng thú cho người đọc.
Viết thân bài
- Giải thích vấn đề: Trình bày ngắn gọn về khái niệm hoặc hiện tượng để người đọc dễ hiểu.
- Phân tích: Chia nhỏ vấn đề ra để phân tích từng khía cạnh. Cung cấp lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để hỗ trợ cho luận điểm của mình.
- Bình luận: Đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề, đánh giá đúng sai, ý nghĩa hoặc tác động của vấn đề đối với xã hội.
Viết kết bài
- Kết luận vấn đề, tóm tắt lại những điểm chính đã phân tích trong thân bài.
- Đưa ra bài học hoặc lời khuyên, thể hiện quan điểm cá nhân.
Sau hoàn thiện xong bài văn nghị luận xã hội mà đề bài yêu cầu, các em cần kiểm tra lại chính tả, cách lập luận trong bài văn để đảm bảo điểm số cao nhất nhé. Chỉ với 5 bước đơn giản, các em hãy áp dụng nó thường xuyên để ghi nhớ khi làm bài văn nlxh.
6 đề văn nghị luận xã hội hay nhất, mới nhất
Tài Liệu Học Tập tổng hợp hơn 5 đề văn nghị luận xã hội từ lớp 7 đến lớp 12 để các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Đây là đề được lấy từ các đề thi học kì, đề thi học sinh giỏi, đề thi cấp 3 và đề thi thpt nên rất hay và chất lượng. Tham khảo dưới đây:
Đề số 1
Đề số 2
Đề số 3
Đề số 4
Đề số 5
Đề số 6
Trong bài viết này, Tài Liệu Học Tập đã giải thích cho các bạn hiểu văn nghị luận xã hội là gì? Các dạng bài và cách biết bài văn NLXH với 5 bước để đạt điểm cao. Hy vọng dựa vào những thông tin hữu ích này các bạn sẽ đạt điểm cao trong bài thi của mình.
Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !
Discussion about this post